Trang

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

cach danh bida kent

 cách đánh kent :
Có 2 cách đánh kent: 1) bi cade đá bi chủ, bi chủ đụng bi 3; 2) đẩy bi cade sát bi 3, vẫn giử thế kent hoàn hảo
- Tất cả các cú đánh khác là dùng để đưa bi về 1 trong 2 thế trên
- Người mới tập, thường thích tập thế 1 hơn, nên chỉ gài bi để đánh dc thế 1. Thật ra có nhiều bi nếu gài vô thế 2 thì dễ hơn nhiều và ít bể kent hơn nữa
- Luôn để ý để giữ khoảng cách lý tưởng giữa bi 1 và 2
- Khi thấy bi càng lúc càng gần nhau, đó là bạn đã dùng thế 1 hơi nhiều, sắp hư kent.
- Nên để ý những thế nào hay bị bể kent, và tránh gài vào thế đó.
- Đánh đủ lực, tránh côn bi cho từng điểm một
- Bỏ nhiều thời gian tập thế 2 hơn nữa

Muốn dắt kent dc nguyên bàn, cần thành thục cả thế 1, 2, đồng thời phải biết đổi góc từ băng ngắn qua băng dài và ngược lại.

- Ở băng ngắn bạn có thể dùng cả 2 thế, thế 1 thường đi dc nhiều điểm hơn vì có thể giữ bi 3 xê dịch it.
- Ở băng dài, khoảng 2-3 chấm đầu - tuỳ chiều cao của mổi người, bạn có thể đánh như ở băng ngắn. Qua giữa bàn, thì nên sử dùng thế 2 - đẩy bi - tối đa, sẽ đở mệt, ít bể kent hơn khi áp dụng chiến thuật này.

Thuật ngữ dành cho các thế bi Ken
1. Qua đờ rai (0:15) Thế tam giác. Bi chủ (cue ball) đánh bi cade (played ball) gần băng văng ra trúng bi 3 (third ball) tạo thế ban đầu.
2. Cule đôi (0:28) bi chủ va bi cade gần vuông góc vởi băng, bi 3 gần ngang hàng nên đánh cho bi chủ chạy tới một chút chạm bi 3 rồi bị đá ra.
3. Lui bi đôi (0:40) giống thế 2 nhưng bi 3 hơi xa băng hơn bi cade, đánh cho bi chủ lui lại chút xíu trước khi bị đá ra.
4. Cú đánh mạnh (0:53) Lúc này bi chủ hơi xa gần thẳng hàng vởi hai bi kia, bi đỏ sát băng nên thành bi 3, để ep phê trái cho bi chủ sau khi chạm bi 3 nẩy ra.
5. Cú đánh ...đôi (1:07) Giống như thế 4 nhưng bi 3 cách băng một chút.
6. Cú đánh mạnh (1:25) Thế tam giác nhưng bi cade sát băng. Hình như để ep phê trái và đánh cho nảy bi cade ra.
7. Cú đôi (1:32) Thế tam giác nhưng bi cade and bi 3 hơi xa. Bi chủ chạm bi cade hai lần trước khi trúng bi 3.
8. Đánh điểm(1:40) Đánh lấy điểm và canh bi để đánh tiếp thế 2 hoặc 3.
9. Ba ri dai (1:50) Lúc này ba bi gần thẳng hàng nên bi chủ liếc mỏng cho chạm băng và nẩy ra.
10. Cú đánh lui ... nhẹ (2:08) Thế tam giác nhưng bi chủ sát bi cade, kéo nhẹ.
11. Góc ...(2:30) tương tự như thế 1 nhưng bi cade và bi 3 sát băng hơn và gần nhau.

Các thế bi a băng trong Carom 3 băng

Các thế bi a băng trong Carom 3 băng

10 thế bida ken

10 thế bida ken

lo,bang,dau co

Băng Cao Su UyLin 4 Canh



Băng Cao Su UyLin 4 Cạnh Chất lượng cao.
xuất xứ : Đài Loan.

Thời hạn sử dụng: 6 - 8 năm.

Đầu cơ thi đấu Moori
Đầu cơ Moori 14mm
xuất xứ : Japan


Lơ Master

Lơ Master.
xuất xứ : Mỹ

vai bida

Vải Xi Ngoại - Dùng cho bàn France
Thông tin Sản phẩm:
     * Khổ vải 1,6m x 2,8m
     * Xuất xứ: Hàn Quốc

Chức Năng:
      * Vải 2 mặt, Xớ vải mịn, đẹp, làm bi lăn nhanh nhẹ nhàng.

      * Màu Sắc: Màu Lục, Màu Lá cây, Màu Yamaha(nước biển), Màu Ngọc


Vải For
Thông tin Sản phẩm:
     * Khổ vải 1,6m x 2,8m
     * Xuất xứ: Việt Nam

Chức Năng:
      * Vải 2 mặt, Xớ vải mịn, đẹp.
      * Màu Sắc: Màu Lục, Màu Lá cây, Màu Yamaha(nước biển), Màu Ngọc.


Vải Kaki Nhung - Sử dụng cho Bàn Lỗ
Thông tin Sản phẩm:
     * Khổ vải 1,6m x 2,8m
     * Xuất xứ: Việt Nam
Chức Năng:
      * Vải 2 mặt, Xớ vải Nhung mịn, đẹp. Bi chạy tốc độ vừa, êm.
      * Màu Sắc: Màu Lục, Màu Lá cây, Màu Yamaha(nước biển), Ngọc


Vải Nỉ 2 mặt - dùng cho bàn Lỗ
Thông tin Sản phẩm:
     * Khổ vải 1,7m x 3m
     * Xuất xứ: Trung Quốc
Chức Năng:
      * Vải 2 mặt, Xớ vải dày, đẹp.
      * Màu Sắc: Màu Lục, Màu Lá cây, Màu Yamaha(nước biển),       Màu Ngọc, Màu Đỏ....


Vải  Andy 777 - dùng cho bàn Lỗ - France
Thông tin Sản phẩm:
     * Khổ vải 1,7m x 3m
     * Xuất xứ: Trung Quốc, Pháp
Chức Năng:
      * Vải 2 mặt, Xớ vải mịn, đẹp.
      * Màu Sắc: Màu Lục, Màu Lá cây, Màu Yamaha(nước biển), Màu Ngọc

bi bida

Bi 3 Băng Aramith
Xuất xứ: Bỉ Lý do để bạn sử dụng Bóng Aramith PRO - Tivi- Kích cỡ chính xác của mỗi bóng cho tính nhất quán tối đa trong mỗi vòng bi.
- Được xác nhận ưa thích sử dụng toàn cầu với các cuộc đấu và kỳ thi giành chức vô địch.
- Cho độ chính xác cao nhất trong mỗi cú đánh.
- Chịu đựng nổi bật thông qua bề mặt thành thuỷ tinh kiên cường với siêu mật độ cao cho chống lại sự ảnh hưởng và vết trầy sướt đặc biệt.
- Chi phí bảo trì bàn hàng năm thấp nhất: Bề mặt trơn bền bỉ lâu dài cộng với sức cọ xát mặt vải thấp, giúp cho tuổi thọ bóng và vải tăng cao.
- Đơn giản là sản xuất bởi Aramith: Chất lượng nhựa fenola cao nhất và được thiết kế trong phòng thí nghiệm của Aramith.
- Quy cách chất lượng chuyên nghiệp với mọi chỉ tiêu: mật độ, cân đối, đường kính, tròn, màu sắc, độ bóng, độ cứng, trọng lượng.
Đó là các lý do để khiến bạn chọn Aramith Pro cho Câu lạc bộ của mình.



Bi France 3 màu
Xuất xứ: Bỉ

Lý do để bạn sử dụng Bóng Aramith
- Kích cỡ chính xác của mỗi bóng cho tính nhất quán tối đa trong mỗi vòng bi.
- Được xác nhận ưa thích sử dụng toàn cầu với các cuộc đấu và kỳ thi giành chức vô địch.
- Cho độ chính xác cao nhất trong mỗi cú đánh.
- Chịu đựng nổi bật thông qua bề mặt thành thuỷ tinh kiên cường với siêu mật độ cao cho chống lại sự ảnh hưởng và vết trầy sướt đặc biệt.
- Chi phí bảo trì bàn hàng năm thấp nhất: Bề mặt trơn bền bỉ lâu dài cộng với sức cọ xát mặt vải thấp, giúp cho tuổi thọ bóng và vải tăng cao.
- Đơn giản là sản xuất bởi Aramith: Chất lượng nhựa fenola cao nhất và được thiết kế trong phòng thí nghiệm của Aramith.
- Quy cách chất lượng chuyên nghiệp với mọi chỉ tiêu: mật độ, cân đối, đường kính, tròn, màu sắc, độ bóng, độ cứng, trọng lượng.
Đó là các lý do để khiến bạn chọn Aramith cho Câu lạc bộ của mình


Mẫu bàn Bida

Bàn Bida France TS01

Bàn Bida France TS02
Bàn Bida France TS03
Bàn Bida France TS04_truyền thống
Bàn Bida France TS05
Bàn Bida France TS06
Bàn Bida France TS07
Bàn Bida France TS08

21 Câu Kinh Cho Người Chơi Bida

21 Câu Kinh Cho Người Chơi Bida

01 Chọn hướng ngắm và cách đánh trước khi đặt cầu tay xuống bàn.
02 Đặt cầu tay bi cái để thực hiện những quả đánh nhẹ.
03 Dịch tay cầm cơ tới trước để đánh những quả nhẹ.
04 Đặt đầu cơ sát vào bi cái và đúng ngay điểm bạm muốn đánh vào đó.
05 Cầu tay phải thật vững.
06 Luôn giữ thân cơ thăng bằng, kể cả những quả đánh vào phần dưới bi chủ. Nếu không bi cái sẽ có xu hướng chạy theo đường cong hoặc nhảy cóc.
07 Nhấp cơ vài lần để cảm nhận tốc độ đánh cần thiết và ướm đường ngắm mục tiêu thêm chính xác.
08 Những cú nhấp phải trơn tru, mượt mà, thẳng theo hướng ngắm và ổn định.
09 Đừng quá lo lắng về cử động của cổ tay sau. Một số cơ thủ hay sử dụng cách đánh bằng cổ tay, nhưng cũng có nhiều người ko đánh như vậy.
10 Nên nhấp cơ ít nhất ba lần nhưng ko được quá 6-8 lần, trừ những quả đòi hỏi sự tinh tế hoặc quá khó.
11 Cái nhìn cuối là nhìn vào bi mục tiêu chứ ko phải là bi cái, thật ra việc bạn nhắm mắt khi đánh cũng ít khi ảnh hưởng đến độ chính xác một khi bạn đã ngắm chuẩn và nhấp cơ hòan hảo.
12 Hãy đánh nhử thể chọc xuyên qua bi cái mà không cần xem lại cảm giác nhấp cơ.
13 Đà đánh có chiều dài bằng biên độ dao động khi nhấp cơ.
14 Lúc đánh, bạn đừng cố “lái” bi cái bằng cách xỉa sang bên này hoặc bên kia; hãy tập đánh thẳng ko xỉa lệch hướng ngắm để tạo ra ép-phê.
15 Ổn định thân người, cố định đầu – vai. Thả lỏng khuỷu tay khi cuối đà đánh. Việc chồm người theo hướng cơ thường sẽ làm bạn mau chán do tiến bộ vì sự mất sự chuẩn xác và ổn định trong cú đánh của bạn.
16 Cố định cầu tay đến khi hòan tất cú đánh.
17 Đừng sợ làm bi đau. Một quả đánh tốt là quả đánh mà bi va vào nhau nghe “cái bốp”. Sự rụt rè dễ làm hỏng cú đánh của bạn.
18 Vì không thể tự quan sát mình, bạn hãy nhờ 1 người có chuyên môn quan sát bạn tập luyện và chỉ ra những lỗi tư thế đánh, cầu tay, tay cầm cơ, cách đánh và đà đánh.
19 Khi đánh trật, hãy giữ thái độ bình tĩnh, lần sau cố gắng đánh cho thật chuẩn. Vì than phiền không có ích gì cho cú đánh kế tiếp của bạn.
20 Thắng thua là chuyện thường tình trong cuộc chơi. Hãy đến bắt tay chúc mừng nhau thay vì ca cẩm càu nhàu khi thất bại.
21. Đừng để ý nghĩ đối phương đang chơi chiêu để thắng mình len vào đầu của bạn. Hãy dành chỗ đó để nghĩ ra những đường bi hay và giành lấy chiến thắng.
******************************************************

bàn,bi và luật thi đấu Bida Carom

bàn,bi và luật thi đấu Bida Carom
Từ "Carom" bắt nguồn từ chữ Caramboler (nước Pháp). Carom là tên gọi chung của một loại hình Bida gồm 1 bàn và 3 (hoặc 4) bi.Carom có nhiều thể loại như:
_Tự do (Libre)
_Kẻ ô (Cadre)
_1 băng (One cushion)
_3 băng (Tree cushion)
_Bi đỏ(Red ball)
_v.v..........

Cách chơi của từng thể loại được quy định khác nhau, những vẫn áp dụng theo 1 luật chung của Bida Carom.

Luật chơi, quy định của bàn và bi được tiêu chuẩn hóa bởi Liên Đoàn Bida Thế giới gọi tắt là UMB (Union Modiale du Billard) và Hội Nghị Bida Châu Mỹ gọi tắt là BCA (Billiard Congress of America).
Những Luật chung của Bida Carom

I.Bàn và bi

Bàn:
_Kích thước lòng bàn: 142 cm x 284 cm (5 feet X 10 feet)
_Kích thước toàn bộ: 168 cm x 310 cm
_Chiều cao của bàn: 75 cm - 80 cm
_Chiều cao của băng: 3,6 cm – 3,7 cm (được tính từ mặt bàn đến mép thành băng).
_Chất lượng vải nỉ, cao su của băng và màu sắc phải được UMB công nhận (trong thi đấu).
Bi:
_Kích thước: 61 mm – 61.5 mm.
_Trọng lượng: 205 gram – 220 gram.

Vị trí đặt bi cho cú đánh khai cuộc:

- Điểm đầu bàn nằm trên đường tâm dọc của bàn và cách băng đỉnh 142 cm.
- Điểm cuối bàn nằm trên đường tâm dọc của bàn và cách băng cuối 71 cm.
- Hai điểm đặt đi khai cuộc nằm hai bên ngang với điểm cuối và cách điểm cuối 18 cm.

Cách chơi khai cuộc:

Người đánh khai cuộc sẽ được chọn sau khi trọng tài cho phép thi hoặc bốc thăm. Cách chơi như sau:

- Trọng tài (hay người điều khiển) sẽ đặt 2 bi ở trên đường lằn ngang đầu bàn trở xuống và điểm đầu bàn sẽ làm mốc để phân chia thành 2 phần sân cho đấu thủ.
- Hai đấu thủ cùng lúc đánh bi về phía băng cuối bàn, sau khi chạm băng bi sẽ dội trở lại về phía đầu bàn, bi nào gần băng đầu bàn nhất sẽ là người khai cuộc. Trường hợp hai bi va chạm nhau thì sẽ phải bắt đầu lại.
- Đấu thủ nào đánh bi ra khỏi phần bàn của mình sẽ bị thua và mất quyền khai cuộc.
- Người đánh cú khai cuộc có quyền nhường cho đối phương.

Khai cuộc hợp lệ :

- Bi đỏ sẽ được đặt ở điểm cuối bàn, bi đối phương đặt ở điểm đầu bàn, bi của người khai cuộc được đặt cách điểm đầu bàn 18 cm bên trái hoặc bên phải ngang với bi của đối phương.
- Người đánh khai cuộc phải đánh bi chủ chạm vào bi đỏ trước tiên, nếu không chạm trước là phạm lỗi.
- Trong lần đánh tiếp theo, 1 trong 2 bi ngoài bi chủ để có thể được chọn là bi mục tiêu đầu tiên.

Đặt lại bi khi bi dính hay rơi khỏi bàn

- Trong carom Libre và 1 băng thì tất cả 3 bi đều được đặt lại ở vị trí ban đầu khi khai cuộc.
- Trong carom 3 băng thì chỉ có bi cái khi dính mới đượcđặt lại tại điểm quy định (điểm cuối).
- Trường hợp điểm quy định bị chiếm chỗ thì bi chiếm chỗ đó sẽ được đặt lại tại điểm quy định như sau:
+ Nếu là bi đỏ sẽ được đặt tại điểm đầu
+ Nếu là bi của đấu thủ kia sẽ được đặt tại điểm giữa

Những lỗi thông thường trong bida carom (làm mất lượt đánh)

- Bị rơi khỏi bàn
- Đánh bi khi bi còn đang chuyển động ( không kể bi chủ hay bi mục tiêu).
- Đấu thủ dùng cơ khác của cơ ngoài đầu da để đánh
- Cú đánh sẽ bị lỗi khi áo, quần, thân cơ, cơ thể của đấu thủ chạm vào "bất kỳ bi nào ".
- Lúc đánh chân không chạm sàn.
- Đẩy cơ ( dùng đầu cơ chạm vào bi với lượng thời gian vượt quá cú đánh hợp lệ).
-Đánh bi 2 lần
- Đánh sai bi là cú đánh trái luật. Trọng tài và đấu thủ kia có thể bắt lỗi cú đánh trái luật này bất cứ lúc nào. Khi biết đấu thủ dự tính có thể đánh sai, đối phương có thể bắt lỗi cú đánh này trước hoặc sau khi đánh. Trọng tài chỉ được bắt lỗi sau khi cú đánh đã được thực hiện. Những điểm đã ghi được trước khi phạm lỗi đều được tính.
- Đánh nhảy bi không dùng đúng kỹ thuật.

Được đánh tiếp với những lỗi không cố ý

- Bất cứ cú đánh phạm lỗi nào xảy ra do sự va chạm từ bên ngoài thì đấu thủ sẽ không bị bắt lỗi. Nếu bi bị xê dịch do sự rối loạn thì chúng sẽ được đạt lại vị trí cũ càng chính xác càng tốt và đấu thủ sẽ tiếp tục đánh.
- Bi nhảy lên thành băng rồi quay trở lại bàn thì được coi là hợp lệ, và nếu bi vẫn còn nằm lại trên thành băng hay thành bàn thì cú đánh đó xem như phạm lỗi thì đấu thủ sẽ bị mất lượt.
- Những cú đánh trượt cơ không làm mất lượt của đấu thủ trừ khi bị phát hiện sắt bịt đầu cơ hay cán cơ đã chạm bi cái.
Những cú đánh trượt cơ không cho là cú đánh phạm lỗi và nếu cú đánh được hoàn tất thì điểm vẫn sẽ được tính và đấu thủ tiếp tục đánh.

Những diễn biến trong trận đấu và cách xử lý:

- Nếu vì những lý do ngoài sự kiểm soát của đấu thủ và đấu thủ không thể bắt đầu trận đấu theo kế hoạch thì trận đấu có thể bị hoãn hoặc ban tổ chức sẽ quyết định như vậy.
- Nếu đấu thủ đang chơi không thể kết thúc trận đấu theo điều lệ thì đấu thủ đó sẽ bị xử thua, trừ khi đấu thủ kia chấp nhận tình huống đó và đồng ý kết thúc trận đấu vào lúc thích hợp do ban tổ chức đề ra.
- Nếu một đấu thủ được tước quyền thi đấu trong 1 trận đấu thì đấu thủ đó sẽ bị xử thua cuộc và đấu thủ kia được công nhận thắng cuộc và sẽ có số điểm ghi được trong trận đấu này.
-Nếu 1 đấu thủ bị truất quyền trong cả cuộc đấu thì tất cả các trận đấu của đấu thủ này sẽ bị huỷ bỏ (bao gồm cả các trận đã chơi và các trận còn lại trong kế hoạch).
- Nếu vì những lý do ngoài sự kiểm soát của đấu thủ, không thể bắt đầu chơi được thì đấu thủ này phải thông báo cho trọng tài đúng lúc để thay đấu thủ hoặc cặp đấu thủ khác. Tất cả đấu thủ phải chịu sự triệu tập khẩn cấp đó, nếu sự thay thế là cần thiết.
- Sự phòng thủ (đánh chạy bi) có chủ tâm là không được phép. Nếu trường hợp này xảy ra thì đấu thủ tiếp theo có thể đánh với các bi ở vị trí đó hay có quyền yêu cầu cú khai cuộc lại.
- Nếu trọng tài đang điều khiển nhận thấy đấu thủ dùng 1 lượng thời gian khác thường giữa các cú đánh hoặc để xác định sự lựa chọn cú đánh với ý định làm mất ổn định tâm lý thi đấu của đối phương, thì trọng tài sẽ đưa ra lời cảnh cáo đấu thủ có thể bị mất lượt cơ nếu còn tiếp tục chiến thuật này. Nếu đấu thủ tiếp tục coi thường lời cảnh cáo của trọng tài thì sẽ bị truất quyền trong cú đánh đó (khi cảnh cáo trọng tài sẽ thông báo lượng thời gian cho phép là 45s).
- Trận đấu được kết thúc hợp lệ khi đấu thủ ghi được số điểm đã được quy định rõ trước khi thiết lập trận đâu của ban tổ chức. Phiếu Biên Bản ghi kết quả số điểm cũng phải được xác nhận đầy đủ chữ ký của các đấu thủ, trọng tài và thư ký trận đấu. Sau khi đã ký xác nhận trên Phiếu Biên Bản ghi điểm, các đấu thủ không được quyền yêu cầu bất kỳ sự khiếu nại nào.

Kết thúc trận đấu ( các đề nghị cách xử lý nếu xảy ra các tình huống):

1. Nếu không có giới hạn số lượt cơ thì đấu thủ nào đạt được số điểm theo quy định sẽ thắng cuộc.
2. Nếu có sự giới hạn số lượt cơ:
+ Hai đấu thủ phải đánh đủ số lượt cơ đã quy định, đấu thủ nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
+ Trường hợp cả 2 đấu thủ bằng điểm nhau có thể giải quyết bằng những cách sau:
a. So sánh chỉ số của 2 đáu thủ ở những trận trước, ai có chỉ số trung bình cao hơn là thắng cuộc.
b.Thi đấu luân lưu bằng cú đánh khai cuộc cho đến khi có sự cách biệt về điểm.
c. Bốc thăm
Luật thi đấu CAROM LIBRE
Carom Libre là một nội dung trong đó đấu thủ phải đánh bi cái trực tiếp hay gián tiếp trúng 2 bi mục tiêu thì ghi được 1 điểm, đấu thủ tiếp tục đánh cho đến khi đánh trượt hoặc phạm lỗi. Tuy nhiên các cú đánh liên tiếp ghi điểm sẽ được giới hạn bởi những vùng được đánh dấu trên bàn được gọi là vùng giới hạn
ĐIỀU 101: MÔ TẢ TRẬN ĐẤU
Carom Libre là một nội dung trong đó đấu thủ phải đánh bi cái trực tiếp hay gián tiếp trúng 2 bi mục tiêu thì ghi được 1 điểm, đấu thủ tiếp tục đánh cho đến khi đánh trượt hoặc phạm lỗi. Tuy nhiên các cú đánh liên tiếp ghi điểm sẽ được giới hạn bởi những vùng được đánh dấu trên bàn được gọi là vùng giới hạn.
Trận đấu kết thúc khi một đấu thủ đạt được số điểm theo quy định của Ban tổ chức. Tuy nhiên, nếu đấu thủ đó là người đi sau thì đấu thủ đó sẽ thắng cuộc và trận đấu chấm dứt. Còn nếu là người đi trước thì lượt cơ của đấu thủ đó sẽ chấm dứt và đấu thủ tiếp theo sẽ bắt đầu đánh lượt cơ của mình từ cú khai cuộc cho tới khi ghi đủ điểm, đánh trượt hay phạm lỗi. Nếu số điểm bằng nhau, hai đấu thủ sẽ tiến hành đánh luân phiên bằng cú khai cuộc cho đến khi có sự cách biệt về điểm số.
ĐIỀU 102: VÙNG GIỚI HẠN
Mỗi góc bàn có một hình tam giác đường kẻ bằng phấn vớicạnh dài 71 cm và cạnh ngắn 35.5 cm.
- Cú đánh liên tiếp ghi điểm được xem như “vào” vùng giớihạkhi cả hai bi mục tiêu nằm trong tam giác ngay cả khi tâm của bi nằm trên đường giới hạn.
- Khi cả hai bi mục tiêu vào vùng giới hạn thì đấu thủ chỉ được quyền đánh 1 điểm, sau khi ghi điểm thứ hai thì đấu thủ phải đưa ít nhất 1 bi mục tiêu ra khỏi vùng giới hạn.
- Nếu bi mục tiêu được đưa ra ngoài vùng giới hạn và sau đó lại quay vào vùng giới hạn thì sẽ bắt đầu tính là “vào”.
Nếu đấu thủ không thực hiện được những điều trên thì đó là phạm lỗi và sẽ mất lượt cơ của mình.
Ngoài các điều trên thì điều luật chung của Billiard Carom sẽ được áp dụng.

Các thế sửa Ken

02
Các thế sửa Ken

47 thế tạo Ken.

47 thế tạo Ken.

co bida









Luyện tập bida

,Phần 1 - Luyện tập

Nếu bạn muốn nâng lối đánh của mình, bạn cần phải luyện tập. Cách thức bạn luyện tập như thế nào cũng quan trọng như những gì bạn luyện tập. Đây là lĩnh vực hiếm khi được đề cập trong những tài liệu hướng dẫn (sách, video...).

Thông thường, những tài liệu này chỉ hướng dẫn cho bạn cách thực hành những cú đánh nào đó, kỹ thuật về cách đánh... mà ko cung cấp một ý tưởng về cách luyện tập như thế nào. Với một phương thức đúng đắn, bạn sẽ giảm bớt được một nửa thời gian luyện tập và đạt được kết quả gấp đôi mà chỉ gặp chút ít khó khăn.
Luyện tập đối chiếu với "chơi thật sự" (thi đấu)Một số người cho rằng nên thi đấu theo cách giống như bạn luyện tập hoặc bạn nên luyện tập giống như cách bạn thi đấu. Những người này sẽ tự gieo cho mình những nỗi thất vọng. Lý do là mục tiêu của việc luyện tập hoàn toàn khác hẳn với mục tiêu của thi đấu.

Mục đích của luyện tập là tạo ra những thói quen thích ứng với các mức độ đòi hỏi về thể lực cũng như tinh thần, những thói quen này hình thành tính kiên trì mà chính nó là dấu ấn tiêu chuẩn của 1 đối thủ dày dạn kinh nghiệm.

Thi đấu chính là thể hiện sao cho những thói quen đã có được trong kuyện tập tự chúng bộc lộ ra. Việc này có phần nào như học lái một xe đúng tiêu chuẩn.Trong 1 vài lần đầu, một số việc bạn cần phải làm dường như quá sức mình ko thể vượt qua như: nhả ga, đạp "côn", gạt cần số, nhả "côn", nhấn ga...., thậm chí bạn có thể làm xe chết máy 1 vài lần. Sau thời gian ngắn, bạn có thể lái xe ra xa lộ, vừa lái vừa uống soda, ăn "burger", đổi tần số đài phát sóng, quẹo cua và nói chuyện với người bạn ngồi băng ghế hành khách.

Những việc này đã trở nên quá quen thuộc đến nỗi thậm chí bạn không hề nghĩ bạn đang làm gì. Đây chính là bạn cần có được khi chơi bi da. Bạn cần những điều quen thuộc đó đến một mức độ mà bạn ko cần phải nghĩ về những việc bạn đang làm - bạn chỉ việc thực hiện mà thôi.

Nếu bạn cứ cố suy nghĩ về những việc bạn đang làm, bạn sẽ không thực hiện công việc (thi đấu) một cách trôi chảy, cũng giống như những trường hợp nếu bạn cố nghĩ đến những thao tác khi lái xe, có thể bạn sẽ làm hỏng hộp số. Đến khi bạn nghĩ về những gì cần phải làm, có lẽ lúc đó đã quá muộn.

Cách luyện tập

Các nhà tâm lý học cho chúng ta biết rằng có 3 điều một người cần phải thực hiện để có thể phát huy 1 thói quen một cách nhanh chóng, đó là: tập trung, tăng mức độ, và lập đi lập lại.

Hãy tập trung và một kỹ năng cụ thể mà bạn đang cố gắng theo học. Điều này có nghĩa bạn đang quyết định những gì mình sẽ thực hiện và nhận ra được những thành phần riêng biệt của kỹ năng đó. Hãy tập trung vào việc bạn đang làm mà không cần phải nghĩ đến những việc khác. Ví dụ như khi đang luyện tập cách đánh, đừng lo lắng về những cú đánh hỏng bởi vì bạn đang ko tập trung vào hướng nhắm của mình.

Nếu bạn cứ lo lắng về chuyện đó, bạn sẽ ko còn tập trung được vào cách đánh, vì thế bạn cũng đừng có ngạc nhiên khi có điều gì đó ngoài mong muốn xảy ra. Tương tự như thế, khi bạn đang thực hiện việc nhắm và đánh cho bi vào lỗ, hãy đừng nghĩ về cách đánh, nếu không, bạn sẽ ko còn tập trung vào việc nhắm được nữa, vì thế cũng đừng ngạc nhiên nếu bi đi sai lệch. Trí óc của bạn chỉ có thể hoàn toàn tập trung và một việc mà thôi. Nếu bạn cố thực hiện mọi việc cùng một lúc bạn sẽ gặp khó khăn trong việc bạn nhận ra bạn sai ở chỗ nào và điều gì cần phải thực hiện. Đồng thời, trí óc và cơ thể chỉ có thể tiếp thu những thông tin thật sự cần thiết để phát huy những thói quen thích đáng.

Hãy tăng mức độ vận động hoặc quá trình tư duy mà bạn đang cố đạt cho được. Hãy phân chhia cái kỹ năng bạn đang triển khai thành nhiều bước (giai đoạn) và tăng mức độ luyện tập từng bước một cách từ từ và riêng lẽ. Điều này buộc trí óc và cơ thể tập trung nhiều hơn về những gì đang được thực hiện và giúp tạo nên bộ nhớ (về thể chất lẫn tinh thần) nhanh hơn.

Hãy lập đi lập lại 15 tỷ lần - hoặc thực hiện cho đến khi nào bạn đã có đủ. Bạn có thể đặt ra một số lượng tiêu biểu cho mỗi bài tập mà bạn phải thực hiện. Bao nhiêu thì đủ? Nếu bạn bắt đầu cảm thấy chán thì đó là một dấu hiệu tốt để chuyển qua bài tập khác. Nếu bạn ko có được sự vui thú, bạn sẽ ko học được nhanh và nhiều được.

Mỗi khi bạn luyện tập những cú đánh hoặc kỹ thuật ngắm, hãy bắt đầu từ cấp độ đơn giản và dần tiến đến mức độ khó hơn. Nếu bạn muốn luyện những cú đánh có khoảng cách xa, trước tiên hãy bắt đầu với những cú đánh mà bi tiếp xúc với bi chủ cách nhau 1 "diamond" (nút được đánh dấu trên thanh ray của bàn), sau đó cách 2 nút , 3 nút, 4 nút cho đến khi bạn thực hiện được cú đánh ở khoảng cách xa tối đa. Nếu bạn phát hiện bạn cứ liên tục đánh hỏng nhiều hơn ở khoảng cách 5 nút so với 4 nút thì hày trở lại với 4 nút với vài cú đánh sau đó mới tiến đến 5 nút.

Hãy xử lý những cú cắt bi theo cách giống nhau. Trước hết đánh theo hướng thẳng rồi từ từ thay đổi góc nhìn của trái bi trong khi vẫn giữ nguyên khoảng cách. Phương pháp này giúp tạo nên sự tự tin khi bạn tiến hành và quá trình tiến triển đó khiến cho những cú đánh khó nhanh chóng trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể nhận ra rằng thật là hữu ích khi đánh dấu vị trí của các trái bi khi luyện tập theo kiểu này.
Cách nhận định và xử lý tình huốngNhư các bạn có thể thấy được rằng, có một sự khác biệt trong việc nhận định, xử lý tình huống luyện tập và thi đấu. Vì vậy, điều quan trọng là nên xác định rõ những việc bạn sẽ thực hiện khi bạn bước tới bàn bida.

Bạn có mặt ở đây để luyện tập hay thi đấu?

- Nếu bạn tới đây để luyện tập, hãy chấp nhận rằng bạn sẽ không tạo ra những cú đánh nào đó bởi vì bạn đang nghĩ đến việc thực hiện một điều gì đó hơn là bạn phải thực hiện điều đó. Một số người trở nên thất vọng và nản lòng trong khi thi đấu bởi vì họ đặt mình vào trong tình trạng luyện tập và họ quá tập trung chú ý vào những gì họ đang làm và kết quả là họ chơi không được tốt..

- Nếu bạn đến đây để thi đấu, cho dù là một cuộc thi cấp Liên đoàn hay 1 giải đấu nào đó.. hãy để cho cơ thể bạn đảm nhận vai trò và hãy tín nhiệm vào bộ nhớ của cơ bắp để thực hiện điều bạn cho rằng đúng đắn và hợp lý. Khi bạn thi đấu, hãy để tinh thần tập trung vào trận đấu. Một trong những cái lợi của việc tách riêng ra tình huống luyện tập và tình huống thi đấu là khả năng có thể xác định rõ những gì phải làm.

Hãy kiểm tra xem là bạn có đang thực hiện đúng theo cách mà bạn đã thực tập ko. Hãy ghi chú lại những điều mà bạn có thể làm được tốt hơn và chỉnh sửa chúng trong lúc luyện tập. Nếu bạn cố chỉnh sửa chúng trong một ván đấu, tức là bạn mất tập trung vào cuộc thi đấu thế là trình độ thể hiện của bạn sẽ sa sút. Điều này có thể làm tan vỡ sự tự tin của bạn và khiến cho bạn chơi thậm chí còn tệ hơn. Đừng có thử nghiệm và hãy cố ổn định lối đánh của bạn trong ván đấu. Điều duy nhất để làm trong một trận đấu là bạn cố thể hiện ở mức độ tốt nhất mà bạn có thể.

Để cho "thuốc" ngấm - Phải cần có thời gian

Bất cứ lúc nào bạn học được điều gì mới mẻ đều phải cần đến thời gian để thấm nhuần và trở thành mộtphần có tính tự động trong lối chơi của bạn.

Khi được hỏi về cách luyện tập, Jack nicklaus đã trích dẫn câu nói: "Hãy để cho thuốc có thời gian ngấm". "Đừng mong đợi có thể áp dụng 1 điều gì mới ngay tức khắc". Việc ứng dụng các nguyên tắc: "Tập trung - tăng mức độ- lập đi lập lại" trong khoảng thời gian từ 10-15 phút/ngày sẽ cho thấy những kết quả thật sự trong khoảng từ 2- 4 tuần lễ. Nếu bạn thật sự nghiêm túc về việc nâng cao cách chơi, thậm chí bạn có thể tự đặt ra thời gian biểu luyện tập.

Nếu bạn tập trung chú ý vào những điều này và những sự hướng dẫn khác, bạn sẽ gặt hái được nhiều hơn qua một thời gian tập luyện và nâng cao trình độ chơi của bạn nhanh hơn so với những khả năng có thể đạt được mà bạn đã nghĩ đến trước đây.
Mẹo tập luyện bida: phần 2 - Những vấn đề thiết yếuCó lẽ người ta đã viết nhiều về những vấn đề thiết yếu của bida (cách cầm cơ, tay cầu để làm điểm tựa, tư thế đứng...) hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác. Đồng thời cũng dẫn đến kết quả là có nhiều sự tranh cãi và những quan điểm chống đối nhau đưa đến khuynh hướng gây ra tình trạng hoang mang hơn là sáng làm cho sáng tỏ vấn đề.

Khi nói về những vấn đề thiết yếu, điều tốt nhất là nên đơn giản hóa; điều đó có nghĩa là hãy giữ nguyên đặc tính cơ bản của vấn đề.



Các kiểu chơi:

Nếu bạn xem nhiều đấu thủ, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi đấu thủ đều có lối chơi khác nhau. Thậm chí trong số những đấu thủ chuyên nghiệp cũng có nhiều sự khác nhau về lối chơi người này và người khác. Một số người đứng với tư thế hơi cao, người khác thì cúi thấp. Một số người thì sử dụng cầu tay với tư thế khép chặt (cầu đóng - tay khuyên…) trong khi một số khác thì để cầu tay mở. Một số người thì cầm cơ cao và chặt trong khi một số khác thì cầm tay thấp và lỏng lẻo.

Vậy cách nào là tốt nhất?

Quan điểm chung:

Chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều từ việc xem các đấu thủ chơi hay thi đấu - nếu bạn xem để tiếp thu những điều hay và đúng.

Thay vì xem những gì mà mỗi đấu thủ thực hiện khác nhau, bạn hãy cố xem thử mình có hình dung (nghĩ ra) được những điều mà họ chơi giống nhau không – một khi bạn tìm ra được những điểm chung trong các lối chơi khác nhau, bạn đã bắt đầu nắm bắt được ý tưởng về những mặt quan trọng của những điều cơ bản. Sự phân tích những điểm chung này dẫn đến việc phát triển thành những “định nghĩa” xét theo từng mục đích của mỗi kỹ năng riêng lẻ
Mẹo tập luyện bida: phần 2 - Những vấn đề thiết yếu - Cách cầm cơCách cầm cơ:

Nếu xét chung về tổng thể thì việc cầm cơ như thế nào có tầm ảnh hưởng quan trọng đến tất cả các kỹ năng khác. Tuy nhiên, có vài yếu tố giúp việc cầm cơ đúng theo với chức năng của nó.

Cầm cơ sao cho phải được thoải mái, hơi nới lỏng (khít nhưng không cầm chặt quá) và giữ nguyên cách cầm cơ (không thay đổi) trong suốt những loạt đánh. Cách cầm cơ này thường là cách tốt nhất vì nếu quá chặt có thể làm căng cơ bắp ở cánh tay mà điều này có thể khíên cho cách đánh của bạn thực hiện một cách thất thường (không đều). Tương tự như thế, nếu cầm quá lỏng bạn ko thể kiểm soát cây cơ. Như vậy bạn có thể cầm cơ chặt hay lỏng như thế nào miễn sao nó không cản trở hay gây khó khăn khi bạn điều khiển cây cơ.

Một số người cầm cơ với 3 ngón tay phía trước, những người khác cầm cơ với những ngón tay phía sau, số ít thì cầm cơ với các ngón giữa. Những ngón tay nào bạn sử dụng để cầm cơ điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào các bạn, miễn sao nó thoải mái và nhất quán (không thay đổi).

"Bạn nên cầm cơ ở chổ nào" đã là một đề tài để tranh luận trong một khoảng thời gian khá dài. Một số người nói rằng “từ 12-18cm ở phía sau điểm cân bằng của cây cơ”. Điều này Picasso – trừu tượng. Mỗi người đều khác nhau về cơ địa, thể chất vì thế cách cầm cơ cũng sẽ khác nhau đối với từng cá nhân… nhưng ở đây vẫn có điểm chung. Bạn có thể đã nghe nói rằng khi cây cơ chạm tới trái bi chủ, phần cánh tay phía trước nên ở tư thế thẳng đứng (tạo thành góc vuông). Đúng là thế, nhưng có một điều quan trọng bị bỏ qua là: thẳng đứng với cái gì? Câu trả lời là: cây cơ.

Lý do cho sự giải đáp này là - hãy giả sử như sự chuyển động của con lắc - cây cơ sẽ di chuyển hầu như theo đường thẳng khi mà phần cánh tay trước vuông góc với cây cơ. Bạn không cần phải theo đúng một cách chính xác nhưng bạn nên khá gần đúng khi thực hiện động tác này 

Mẹo tập luyện bida: phần 2 - Những vấn đề thiết yếu - Cầu tay

Cầu tay:

Chức năng của cầu tay là đóng vai trò hướng dẫn ổn định cho phần đầu của cây cơ. Cầu tay thực sự dẫn dắt hướng đi của cây cơ. Khi bạn đẩy tay về phía trước cầu tay làm đầu cơ hơi nâng lên và ngược lại khi bạn kéo cơ về phía sau.Khi bạn di chuyển cầu tay làm điểm tựa thì đầu cơ cũng di chuyển theo. Những yếu tố để cầu tay trở thành điểm tựa vững chắc cho cú đánh gồm có: “Sự ổn định, vững vàng, thoải mái để trượt cơ dễ dàng”.

Sự ổn định và vững vàng là 1 trong những yếu tố quan trọng của việc để tay làm điểm tựa đúng cách. Nếu nó di chuyển trong lúc bạn đánh, bạn sẽ không thể nào đánh được vào bi chủ đúng ở nơi mà bạn dự định. Thậm chí bạn có thể bị tẹt cơ. Cách để tay làm điểm tựa phải được giữ nguyên hầu hết những lọat đánh. Nếu nó không được thoải mái thì sẽ có trở ngại xảy ra. Nếu bạn dùng cầu tay đóng làm điểm tựa thì cũng phải để cho sự di chuyển của cây cơ được tự do, hãy giữ đầu cơ lỏng vừa phải sao cho ngọn cơ trượt tới hay lui một cách dễ dàng. Nếu bạn giữ ngọn cơ quá chặt, bạn sẽ gây trở ngại, khó khăn cho cú đánh của bạn.

Một số đấu thủ nói rằng, chỉ nên sử dụng cầu tay mở khi làm điểm tựa - một số khác thì với cầu tay đóng.

Còn theo tôi thì nên sử dụng kết hợp cả 2 cách. Những cú đánh cần tốc độ cao có lẽ tốt hơn nên dùng cầu tay đóng, trong khi những cú đánh mà bạn để điểm tựa cho ngọn cơ gần với bi chủ nên theo cách cầu tay mở. Hãy sử dụng cách nào mà bạn cảm thấy thoải mái. Hãy thử nghiệm cả 2 cách và bạn sẽ thấy việc đó là hữu dụng. Hãy thách thức bạn của bạn có thể nghĩ ra những cách để cầu tay khác nhau cho nhiều cú đánh khác nhau hay không? Điều cần thiết thật sự khiến bạn sử dụng cách để tay là tạo ra 1 khe rãnh để ngọn cơ trượt qua. Tôi đã chứng kiến một số tay chơi có hạng sử dụng những đốt ngón tay giữa của ngón giữa và ngón áp út để làm điểm tựa.

Mẹo tập luyện bida: phần 2 - Những vấn đề thiết yếu - Tư thế đứng

Tư thế đứng:

Bạn có thể đã đọc ở đâu đó rằng để tạo được 1 tư thế đứng thích hợp thì nên: “Đứng đối diện với bi đánh, đứng lùi về 1 bước, bàn chân phải thẳng hàng với bi đánh, chân trái quay 38 độ, di chuyển chân phải về 60cm rồi quay 45 độ, cúi xuống ngang thắt lưng 57 độ, quay đầu và v..v...”.

Tôi không biết bạn thì sao, chứ tôi khi đánh bida thì không mang theo bên mình 1 cây thước kẻ chứ đừng nói chi đến cây thước đo độ. Nhưng ở đây, chúng ta nên làm cho tư thế đứng của mình trở nên đơn giản.

Chức năng của tư thế đứng là tạo nên cơ sở ổn định cho cặp mắt và cơ thể. Một tư thế đứng đúng cách là phải được cân bằng (vững vàng) và thoải mái mà chỉ với một chút ít hay không di động. Mắt phải được hướng vào vị trí thẳng đứng trên đường đi của cú đánh sao cho những điều nhận thức được hoàn toàn được chính xác.

tu the danh bida co ban

Tư thế cầm cơ




Mỗi người chơi có một tư thế đứng khác nhau nhưng sau đây là một số gợi ý sẽ giúp ích rất nhiều trong môn thể thao mới này.

Thăng bằng là một yếu tố quan trọng để có thể tạo ra một quả chọc tốt, đơn giản vì nó yêu cầu những cử chỉ tôi thiểu của cơ thể trừ những cử chỉ lỏng lẻo của cánh tay cầm gậy.



Bạn phải tìm cho mình một tư thế thăng bằng để giữ cho các bộ phận khác của cơ thể vững chãi. Mở rộng hai chân để cân bằng trọng lượng. Đặt chân trái lên trước nếu bạn thuận tay phải còn nếu bạn thuận tay trái thì đặt chân phải lên trước. Tay của bạn phải giữ vuông góc với cạnh bàn. Và phải giữ nguyên góc này tới khi bạn chọc bóng. Không được di chuyển sang bên, thế mới tạo được quả chọc thẳng đúng hướng.

Kế tiếp, bạn phải để khoảng trống cho tay chọc thoải mái. Để làm được tư thế này bạn hãy xoay người cách tay câm gậy 30 độ. Và nhớ đừng để tay chạm hông khi rút gậy lại. Hãy tư thế thật thoải mái. Cuối cùng bạn hãy chỉnh tầm cầm gậy sao cho phù hợp với chiều cao của bạn.

* Cầm gậy
Cầm gậy là một yếu tố quan trọng trong môn thể thao bida. Nếu cầm gậy đúng bạn sẽ có một cú chọc bóng chính xác. Nói một cách khác nếu cầm gậy không tốt sẽ ảnh hưởng tới khả năng của bạn
Như hình hướng dẫn bạn có thể thấy rằng tay cầm gậy lỏng và thoải mái. Không nắm chặt, giữ tay thoải mái theo các hướng chọc. Cố gắng dùng hai hoặc ba ngón tay để cầm gậy kết hợp với ngón cái giữ cho gậy khỏi rơi.



Hình ảnh tiếp theo chỉ cho bạn thấy, cổ tay và phần dưới cánh tay phải thẳng 180 độ. Cổ tay của bạn hướng xuống chứ không phải hướng vào phía trong. Lý do bạn phải để tay đúng như thế là vì nếu cổ tay bạn hướng ra ngoài hoặc hướng vào trong nó làm cho cú chọc bóng của bạn đi sai hướng.

Cầm gậy có thể dẫn đến sự nhầm tưởng bởi nó ngụ ý là phải dùng một lực mạnh và cầm gậy chắc. Tuy nhiên, cầm chặt gậy giống như chơi gôn hay chơi bóng chày sẽ làm cho cẳng tay của bạn cứng lại không thoải mái…

Hãy so sánh độ vững vàng mà cẳng tay bạn có thể giữ khi nó thoải mái và khi nó bị gò ép căng thẳng và hãy xem bạn có thể di chuyển cẳng tay dễ dàng đến độ nào? Và hãy để ý xem sự khác biệt khi bạn bị căng thẳng. Điều này sẽ ngăn bạn có một cú đánh thẳng và chính xác. Nó cũng giống như khi bạn dùng các ngón tay giữ gậy quá nhẹ nó sẽ không thể chọc trúng điểm tiếp xúc mong đợi.


Bạn nên cầm gậy nhẹ nhưng phải có sự hỗ trợ tốt. Một số cơ thủ thường dùng ngón cái và ngón trỏ giữ gậy. Chỉ có 2 ngón tiếp xúc với gậy khi gậy đẩy còn các ngón còn lại thì chỉ giữ gậy lúc trước khi đánh
Không đặt ngón cái lên mặt của gậy, bởi vì như vậy sẽ giữ chặt cổ tay bạn, mà cổ tay thư giãn là điều cực kỳ quan trọng. Một cách luyện tập khác để tay không quá nắm chặt là bạn có thể dùng một vài mẩu phấn xoa trong lòng bàn tay và tập luyện giữ gậy bằng ngón cái và ngón trỏ sao cho trong vòng kiểm soát và tránh không để phấn dính lên gậy. Bạn sẽ thấy sự khác biệt khi buổi tập luyện kết thúc và bạn không dùng phấn nữa.


Trong mọi lúc bạn phải giữ gậy thăng bằng. Với những quả chọc ngắn, tay của bạn phải bao kín lấy gậy. Những quả chọc ngắn cần phải có sự tiếp xúc chính xác, cố gắng di chuyển tay bao gậy, rút ngắn khoảng cách giữa cầu tay và mũi gậy, những quả chọc này cần dồn nhiều lực, mở rộng khoảng cách giữa cầu tay và mũi gậy. Và bạn phải luôn nhớ giữ nguyên vị trí của tay khi đẩy gậy chọc bóng.

Có một cách cầm gậy đúng cách là một điều tất yếu để chơi tốt môn bida. Cầm gậy cũng giống như ngắm bóng luôn đồng hành cùng nhau.

Mắt ngắm cũng là một phần quan trọng đối với cú thọc. Nếu cầm gậy không đúng, mắt ngắm dù có chính xác đến mấy thì bạn không thể thọc một quả như ý muốn. Điều này có liên quan đến nỗ lực của bạn, bạn sẽ cảm thấy do dự không biết có nên thọc quả này hay không?

Để cầm gậy, cần thư giãn thoải mái và giữ gậy đến tận lúc kết thúc cú thọc. Nếu cầm gậy quá chặt có thể làm các cơ bị cứng lại và dẫn đến một cú thọc sai hướng còn nếu cầm gậy quá lỏng thì bạn không thể kiểm soát được đường đi của bi nên tốt nhất hãy để tay cầm thật thoải mái và thư giãn.

Bắt đầu giữ thăng bằng gậy trên tay của bạn. Giữ gậy nằm ở vị trí cân bằng này đến tận khi kết thúc quả chọc. Di chuyển mu bàn tay khoảng 4 inch. Và nhớ điểm này. Đây là vị trí tốt nhất để cầm gậy. Trong một vài trường hợp lại yêu cầu bạn phải dịch chuyển đi một vài inch nhưng phải nhớ tay cầm gậy luôn ở sau vị trí cân bằng 4 inch. Bạn cũng phải tập nhìn theo tay. Tập đi tập lại là cách tập luyện tốt nhất trên hiện nay. Analipotese từng nói: “Làm đi làm lại cũng mang nhiều hứng khởi”.

Mắt và tay luôn làm việc cùng nhau. Chúng có sự liên quan. Mắt di chuyển theo tay. Tay phản hồi những gì mắt nhìn. Bạn đã bao giờ lái xe mà không nhìn thấy gì chưa? Tuyết rơi dày và bạn chỉ nhìn thấy một màu trắng. Không thấy đường, không biết khoảng cách. Chúng ta thường thấy những cảnh này vào mùa đông ở Michigan. Mắt không nhìn thấy tay chúng ta không thể điều khiển được đồng thời là sự hoảng loạn và mất phương hướng        

Tâm lý trước khi tập luyện

Để tránh việc nhận định sai lầm về hiệu quả của huấn luyện, trước khi bước vào tập những kỹ thuật cơ bản chúng tôi mong mọi người chuẩn bị trước một số điều sau về mặt tâm lý:

_ Đối với bất kỳ ai mới bắt đầu tập luyện nghiêm túc, các kỹ thuật cơ bản là giai đoạn dễ làm mọi người nản lòng nhất. Do yếu tố lặp đi lặp lại quá nhiều lần của từng cú đánh riêng lẻ, mỗi 1 thế bi có khi đòi hỏi mọi người phải đánh hơn 3000 lần trong gần 1 tháng (chỉ để đạt 40% yêu cầu về độ chuẩn xác), điều này theo thống kê đã làm cho 6 người bỏ cuộc trong 10 người tham gia. Nhưng đó là điều gần như bắt buộc đối với những ai mới chập chững làm quen với bida, và hầu như chỉ có khi tập đến trung cấp mới có thể cảm nhận được sự cần thiết của những cú đánh cơ bản.

_Đa số những người mới chơi đều rất thích những cú đánh đẹp như: matxe, nhồi, kent,….. và có khuynh hướng sắp những thế bi đó để đánh nhiều hơn là tập trung vào những đường bi cơ bản cần thiết. Điều này ko phải có hại nhưng làm cho chúng ta bỏ phí thời gian vô ích, khi lực tay và sự hiểu viết về ephe, đường bi, băng chưa đủ thì mọi người ko nên tập những cú đánh như vậy. Sau khi tập cơ bản lực tay sẽ chuẩn hơn, hiểu sâu về cách phát lực hơn và mọi người sẽ lĩnh hội những cú đánh cấp cao dễ dàng hơn.

_ Vội vàng đem những thứ mình vừa học ra để “chiến đấu” cũng là tâm lý hay mắc phải của người mới, ai tập bida cũng mong mình mau tiến bộ, mau đánh được những đường cơ seri lớn, điều này hầu như không thể khi bạn chưa luyện tập đủ thời lượng, chưa tiếp thu hết những cái cần thiết. Và kết quả thường thấy là bạn sẽ đánh tệ hơn cả lúc chưa tập, lý do đơn giản là khi đó người chơi đang bị lẫn lộn giữa những đường bi mới học và lối đánh tự phát trước đây.

_ Ít tư duy để tìm hiểu cũng là cái hay mắc phải, chúng ta không nên tập theo những gì người hướng dẫn đã chỉ 1 cách máy móc, trong quá trình tập nên suy nghĩ thật nhiều làm thế nào để đánh chuẩn những gì mình đang tập, có đôi khi những cảm giác mà bạn đột nhiên bắt được sẽ giúp ích rất nhiều khi lĩnh hội các thế bi mới.     
Các cú trô cơ bảnTrong mục này mình sẽ bắt đầu đi vào các kỹ thuật đầu tiên của bida libre, tuy không khó nhưng các thế bi này đòi hỏi người mới chơi phải cố gắng rất nhiều để đạt yêu cầu.

Vì đây là những kỹ thuật sẽ luôn đi theo mọi người trong suốt quá trình luyện tập, thi đấu, giao lưu và thậm chí hướng dẫn cho người chưa biết, tập 1 tháng cũng chỉ đủ để có khái niệm sơ lược về tư thế, điểm trúng, cách phát lực, cảm giác của đôi tay,……..

Thế bi đầu tiên: trô hình tam giác cự ly gần, không để ephe, có vài điều cần chú ý trong thế bi này
_ Tư thế đứng sao cho có cảm giác thật thoải mái, vững vàng, người khom hơi thấp.
_ Mắt nhìn thẳng, khi đánh không chớp mắt, nín thở.
_ Tay cầm cơ không quá chặt, không quá lỏng.
_ Đẩy cơ thẳng tay, sao cho đảm bảo lực đã phát ra hết.
_ Tay bắt bọ giữ vững, không xê dịch, tay bắt bọ cách bi khoảng 1 gang tay, có thể xa hơn khi gặp bi nặng.
_ Để cơ ở điểm như trong hình, 3 điểm là 3 cấp độ khác nhau về độ hồi của bi.
_ Cơ song song với mặt bàn.



* Yêu cầu của hình này là bi của mình trúng chính xác, bi cade chạy đúng hướng về vừa đủ lực không để chạy quá mạnh sẽ hỏng thế gom.

* Tương tự như thế bi đầu, 3 thế bi sau có cùng cách đánh và yêu cầu, chỉ khác vị trí đặt bi.



Đây là 4 thế bi cơ bản nhất giúp người mới chơi có khái niệm, căn cơ vững vàng để làm nền tảng phát triển lên cao. Nếu tập không tốt những bài tập đơn giản này đến khi lên cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Còn đây là 1 số ứng dụng của kỹ thuật trô, chỉ nên tập sau khi đã thành thạo 3 cú đánh đầu tiên:












     
Bài 2: Đánh chết bi

Phần lớn người mới tập chơi thường gặp khó khăn khi đánh quả chết bi (còn gọi là a-moc-ti). Đây là kỹ thuật tuy hơi khó nhưng rất hiệu quả trong việc điểu khiển bi, khi đánh thành thạo mọi người có thể phân bố lực cho bi chủ và bi cade chạy nhanh chậm như ý.

Nhìn vào hình ta sẽ thấy có thể đánh kéo trực tiếp theo kiểu thông thường, nhưng khi đánh như vậy quả bi cade sẽ chạy lệch sang bên trái do đánh nửa mặt bi bên phải, từ đó tạo ra thế bi không thuận lợi. Kỹ thuật này được tìm ra để khắc phục khó khăn đó.

_Đánh thật dày vào quả bi cade (khoảng 8/9 cho thế bi vừa phải và dầy hơn nữa cho các thế bi khó).

_Có thể không để ephe, nhưng nếu bạn muốn tạo ra ephe cho quả bi cade chạy về hướng mong đợi thì nên đặt điểm chạm đầu cơ như trong hình, cao cơ hoặc thấp cơ bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào bi thứ 3 đang nằm vị trí cao hay thấp bao nhiêu so với bi cade.

_Đẩy thẳng cơ.

_Tập thành công sẽ giúp mọi người hạn chế được bi cade không đi hướng ra ngoài (ép bi).

* Nếu không tập thành thạo các cú đánh trô cơ bản, có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi phát lực, canh mặt bi cho kỹ thuật này.



1 số ứng dụng của kỹ thuật đánh chết bi:





           
Bài 3: dùng 1 băng

Sau kỹ thuật và các thế bi trô kéo là phương pháp đánh 1 băng để điều khiển bi cade chạy trở về hướng mong muốn.

Đầu tiên chúng ta sẽ xem sơ qua về cách để ephe và độ lệch của bi chủ khi chạm băng.



Ta thấy để ephe số 4 (hết ephe) và đẩy thẳng cơ sẽ có độ lệch tương đối chuẩn là 2 nút, tương tự để ephe số 2 sẽ lệch 1 nút. Từ đây ta sẽ có khái niệm và cảm giác sơ bộ về độ lệch của bi khi chạm băng tùy vào ephe.

Sau đó, hãy áp dụng ephe như trên để tập các thế bi chuẩn sau:















Đây là các thế bi Automatic ( chuẩn tự động gom) và không khó để thực hiện, khi tập xong các bài tập này bạn đã được trang bị tương đối đủ kiến thức sơ cấp để điều khiển bi như ý. Qua phần trung cấp chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về cách xử lý bi.
          Cách để sơn tốtNếu người chưa có cảm giác thì tính theo phương thức hình học mà sơn từ từ cho quen thành cảm giác.

Chú ý: cách này nếu muốn sơn có áp phê thì đầu cơ phải có độ cong chuẩn, để khi đánh áp phê vào bi thì phần tiếp xúc giữa đầu cơ & bi đạt độ lớn nhất. VD: đầu cơ ko được cong cho lắm thì khi đánh áp phê vào bi, bi sẽ lệch theo hướng ngược lại 1 tí.



Cách sơn:

Đầu tiên để áp phê nghịch để nhắm, để tối đa áp phê nghịch để nhắm (để sát mép bi luôn, chỗ có thể tẹt cơ đó). Từ đó nhắm thắng lên trên theo 1 đường thẳng dọc theo thân cơ, sao cho đường thẳng đó vừa chạm mép trái bi số 2.

Khi nhắm xong rồi giữ cố định cây cơ theo đường thẳng đó. Muốn đánh áp phê nào thì di chuyển đều nguyên cây cơ qua lại cho đúng áp phê. Có nghĩa khi cây cơ ở vị trí mới thì sẽ nằm trên 1 đường thẳng song song với đường thẳng ban đầu.

Quan trọng là khi đánh, bạn nên đẩy cơ suôn tay, đừng có giật tay lại, vì giật tay lại nó dễ ra cách đánh tán và bi đi bị lệch. Cứ nhẹ nhàng đẩy cơ suôn tay tới là được.
                                      

Thủ thuật chơi bi-a





Thủ thuật chơi bi-a(phần 1): Luyện "thọc"




Khi bạn mới bắt đầu học chơi bi-a, bạn phải hiểu là cú thọc của bạn là yếu tố chính ảnh hưởng tới đường đi của bi cái...





Đó là một mục đích quan trọng vì nếu bạn có một cú thọc không tốt, hay một cú thọc không thẳng, bạn sẽ không đạt được kết quả như mong ước.







Việc đầu tiên bạn phải làm là đánh thẳng, thọc dứt khoát và giữ cố định. Hãy tìm một chai bia đã hết đặt nó lên bàn có thể là bàn ăn nhà bạn đứng đối diện với miệng chai. Và nhiệm vụ của bạn là dùng gậy thọc thẳng vào miệng chai và tưởng tượng rằng bạn đang chọc vào bi cái. Nhớ không được để gậy chạm vào miệng chai và phải nhịp nhàng lướt vào rồi ra. Nếu ngày nào bạn cũng luyện tập động tác này thì trong hai tuần tôi tin là bạn sẽ một cú thọc thẳng và bạn cũng luyện cho cơ tay nhuần nhuyễn.




-------------------------------------------------------------------------------------





Thủ thuật chơi bi-a(phần 2): Cắm bi




Như người Philipin thường gọi cắm bi là lúc bi cái bị ngừng sau khi chạm vào bi chạm.



Để có được một cú "cắm bi" người ta thường thọc vào tâm của bi cái. Nếu bi chạm và bi cái chỉ cách nhau một khoảng cách ngắn, thì cú thọc vừa vào chính tâm của bi cái sẽ làm bi cái ngừng ngay sau khi chạm vào bi chạm. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ.







Nếu bi chạm và bi cái càng xa nhau thì cú thọc của bạn càng phải thấp hơn so với tâm bi cái. Nhưng hãy nhớ rằng nếu bạn thọc quá thấp sẽ dẫn đến quả thọc đi không đúng hướng hoặc bị trượt. Theo các cơ thủ chuyên nghiệp thì vòng tròn đỏ trong hình vẽ là tâm điểm hay được quan tâm nhiều hơn là tâm chính của bi cái.



Và các bạn nhớ không được rút ngắn khoảng cách gậy và cầu kê tay để làm cú thọc xuống quá thấp bi cái sẽ đi không như mong đợi. Chúc các bạn thành công!




-----------------------------------------------------------------------------





Cú cu-lê là lúc bi cái chạm đến bi chạm dừng lại trong phút chốc rồi đi theo đường giống bi chạm. Để thực hiện quả này thì các bạn thọc vào trên tâm của bi cái. Quả thọc này cũng khá dễ nhưng bạn đừng thọc xa tâm bi quá dễ bị trượt.







Để bi cái đi tiếp về phía trước sau khi chạm bi chạm, thì bạn phải thọc xoáy tiến cũng giống khi muốn bi quay lại phía sau thì cần bi xoáy lùi, cũng giống như….muốn bi đi tiếp càng xa thì lực đánh mạnh và tốc độ đánh vào bi phải càng cao.







Khoảng cách lớn nhất để thọc bóng là cách tâm bi 1,5 lần đường kính đầu gậy. Nếu khoảng cách xa hơn sẽ dễ bị trượt(như hình vẽ). Hãy thử thọc bi ở các tốc độ khác nhau và xem sự khác biệt. Từ đó bạn sẽ biết phải thọc bất kỳ quả nào bạn muốn. 





Thủ thuật chơi bi-a(phần 3): Cú cu-lê




Thủ thuật chơi bi-a(phần 4): Cú đề lùi




Đề lùi là khi bi cái chạm vào bi chạm ngừng một lúc sau đó bị đẩy ngược lại một khoảng nào đấy. Đây là cú thọc khó hơn cú cu lê. Các cơ thủ thường thọc quả này bằng cách thọc dưới tâm của bi cái như hình hướng dẫn.Nó khó vì đánh vào dưới tâm bi cái thường làm bi đi sai hướng hoặc bị trượt.







Để bi cái quay lại phía của mình, thì phải làm cho bi xoáy. Để làm được điều ấy thì bạn cần đánh vào dưới tâm cầu và đánh mạnh hơn so với cú thọc để bi xoáy tiến. Nếu bi cái và bi chạm xa nhau thì bạn phải tăng lực đánh vào bi vì ma sát của bàn làm giảm nhẹ lực này đi rất nhiều. Đây là một cú thọc khó không dễ gì thực hiện.



Đối với những cú thọc ở khoảng cách ngắn thì thọc dưới tâm bi cái, bi cái sẽ quay lại. Nhưng tốc độ và lực quyết định đến khoảng cách bi cái quay lại. Lực càng mạnh thì bi càng xoay mạnh khi chạm vào bi chạm.







Bạn đã học cách để cắm bi ở khoảng cách xa ở bài trước, đánh vào dưới tâm bi với lực vừa phải bi sẽ ngừng. Vì vậy, bạn sẽ có một cú đánh mạnh hơn để tạo lực cho bi cũng như tạo ra độ xoáy để bi lùi lại chỗ bạn



Trong trường hợp bi chạm ở càng xa bi cái, bạn đánh vào dưới tâm bi càng thấp để rê bi quay trở lại. Bạn cũng cần phải giữ gậy vừa tầm để thực hiện cú đề lùi. Khoảng cách lớn nhất cách tâm bi cái là cách tâm bi cái 1.5 vòng tròn bán kính đầu gậy. Nếu khoảng cách xa hơn sẽ dễ bị trượt. Có rất nhiều thời gian để luyện tập bạn hãy cố tập thành thục để có thể tự quyết định khoảng cách và lực cần dùng cho một cú thọc bất kỳ.




-------------------------------------------------------------------------------





Thủ thuật chơi bi-a(phần 5): Định vị




Bạn đã có những kiến thức cơ bản về vị trí của bi cái sau khi tiếp xúc với bi chạm và bạn cũng có thể định vị được vị trí bi cái ở vị trí cắm bi. Bạn đã sẵn sàng để biết về những quy tắc đặt bi cái ở một vị trí mong đợi nào đó. Có rất nhiều cách để đặt được bi ở vị trí mong muốn nhưng nói chung có một quy định chung.







Trước hết để có thể định vị tốt bạn cần phải có một cú thọc thẳng chính xác vào bi chạm



Điều khiển tốc độ của bi cái:





Đây là một quy tắc rất quan trọng không thể bỏ qua. Bạn phải học để kiểm soát được tốc độ và lực của cú thọc của mình để đưa bi cái tới vị trí mong muốn. Đối với những cơ thủ mới thường hay thọc rất mạnh và càng về sau họ càng có kinh nghiệm







Trong hình ví dụ tốc độ rất quan trọng, các cơ thủ phải xác định làm sao để đưa được bi cái vào vùng màu xám. Nếu đánh quá nhẹ thì bi cái sẽ di chuyển tới vị trí A đằng sau quả 10 và đánh quá mạnh thì bi cái sẽ di chuyển tới vị trí B đằng sau quả 11, còn mạnh hơn nữa thì bi cái sẽ đến vị trí C và vị trí này ự tiếp điểm giữa bi cái với bi 8 là quá nhỏ cú thọc này cực kỳ khó.





Nhớ kỹ một vài yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ của bi cái:



- Loại thảm bọc bàn, bề mặt thảm sâu thì ma sát càng nhiều tốc độ giảm, còn bề mặt thảm nhẵn thì ma sát ít tốc độ sẽ tăng. Nếu sử dụng một cú thọc tốc độ như nhau dưới hai bàn được bọc hai loại thảm khác nhau bạn sẽ thấy vị trí bi cái trên bàn là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bạn phải nhớ điều chỉnh cú thọc sao cho phù hợp với từng điều kiện.



- Điều kiện của băng. Băng mới thì trơn thẳng vì vậy bi sẽ đi thẳng đường băng còn nếu băng cũ thì sần sùi không phẳng nếu bi gặp băng sẽ chỉ di chuyển một khoảng cách ngắn, vì vậy tuỳ theo băng mà bạn điều chỉnh cú thọc cho phù hợp.



- Điều kiện của bi. Cùng loại bi nhưng bi cũ ít bon hơn và di chuyển được khoảng ngắn hơn bi mới.



- Cú cu-lê và đề lùi. Thọc xoáy tiến sẽ làm bi cái di chuyển xa vì bi cái có động lượng. Sử dụng cùng một cú thọc thì quả xoáy lùi bi sẽ di chuyển được ít hơn quả xoáy tiến.



- Bàn sạch và bàn bẩn. Bàn bẩn thường có nhiều bụi, và là bàn ít được sử dụng nên có rất nhiều ma sát với những loại bàn này thì bi di chuyển trong khoảng cách ngắn. Hạn chế những ảnh hưởng hãy lau bàn sạch sẽ trước khi chơi




----------------------------------------------------------------------------------





Thủ thuật chơi bi-a(phần 6): Chọn đường đi tự nhiên của bi cái






Từ “đường đi tự nhiên” tức là bi cái bị đánh vào trọng tâm(cú thọc thông dụng nhất), bi cái sẽ đi theo đường tự nhiên. Có thể bạn sẽ hỏi tại sao nó lại quan trọng. Lý do chính mà hầu hết các cơ thủ thường chọn đường đi tự nhiên của bi cái là vì đây là cách dễ dàng để xác định được bi sẽ đi theo hướng nào.








Như các bạn biết thì khi đánh vào bi chạm bằng quả thọc chính tâm ở một góc nào đấy với lực đánh vừa phải thì bi cái sẽ di chuyển vuông góc với bi chạm. Theo đường tự nhiên thì biết chính xác vị trí của bi cái sau khi nó bị đập vào băng.







Nếu đánh vào bi cái ở trên tâm bi hay dưới tâm bi hoặc một cú để phê có rất nhiều vị trí khác nhau để bạn thọc bi cái…. Ví dụ nếu bạn đánh vào bi cái bằng cú để phê trái(phê nghịch) bạn có thể đánh vào bi cách tâm bi một nửa hoặc một mũi gậy. Như vậy bạn có thể thấy rằng có rất nhiều vị trí để đặt cú để phê nghịch và từ đó có thể thấy rất nhiều đường đi của bi cái sau khi nó chạm bi chạm và cũng rất khó đoán sau khi bi cái chạm băng nó sẽ di chuyển lệch bao nhiêu độ.







Hình ví dụ trên chỉ cho bạn thấy đường đi tự nhiên của bi cái(đường ngắt quãng màu đen) và cả đường đi của bi cái có thể đi nếu thọc cú phê nghịch(đường ngắt quãng màu trắng) và cũng có thể đường đi của bi cái bị thọc xoáy tiến sẽ bị lệch sau khi chạm băng(đường màu xám). Bạn có thể thấy rằng với những cú thọc vào tâm bi bạn sẽ biết đích xác đường đi của bi cái, điều duy nhất bạn phải quan tâm là điều khiển lực để định vị bi cái dừng ở vị trí mong muốn.