Trang

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Thủ thuật chơi bi-a





Thủ thuật chơi bi-a(phần 1): Luyện "thọc"




Khi bạn mới bắt đầu học chơi bi-a, bạn phải hiểu là cú thọc của bạn là yếu tố chính ảnh hưởng tới đường đi của bi cái...





Đó là một mục đích quan trọng vì nếu bạn có một cú thọc không tốt, hay một cú thọc không thẳng, bạn sẽ không đạt được kết quả như mong ước.







Việc đầu tiên bạn phải làm là đánh thẳng, thọc dứt khoát và giữ cố định. Hãy tìm một chai bia đã hết đặt nó lên bàn có thể là bàn ăn nhà bạn đứng đối diện với miệng chai. Và nhiệm vụ của bạn là dùng gậy thọc thẳng vào miệng chai và tưởng tượng rằng bạn đang chọc vào bi cái. Nhớ không được để gậy chạm vào miệng chai và phải nhịp nhàng lướt vào rồi ra. Nếu ngày nào bạn cũng luyện tập động tác này thì trong hai tuần tôi tin là bạn sẽ một cú thọc thẳng và bạn cũng luyện cho cơ tay nhuần nhuyễn.




-------------------------------------------------------------------------------------





Thủ thuật chơi bi-a(phần 2): Cắm bi




Như người Philipin thường gọi cắm bi là lúc bi cái bị ngừng sau khi chạm vào bi chạm.



Để có được một cú "cắm bi" người ta thường thọc vào tâm của bi cái. Nếu bi chạm và bi cái chỉ cách nhau một khoảng cách ngắn, thì cú thọc vừa vào chính tâm của bi cái sẽ làm bi cái ngừng ngay sau khi chạm vào bi chạm. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ.







Nếu bi chạm và bi cái càng xa nhau thì cú thọc của bạn càng phải thấp hơn so với tâm bi cái. Nhưng hãy nhớ rằng nếu bạn thọc quá thấp sẽ dẫn đến quả thọc đi không đúng hướng hoặc bị trượt. Theo các cơ thủ chuyên nghiệp thì vòng tròn đỏ trong hình vẽ là tâm điểm hay được quan tâm nhiều hơn là tâm chính của bi cái.



Và các bạn nhớ không được rút ngắn khoảng cách gậy và cầu kê tay để làm cú thọc xuống quá thấp bi cái sẽ đi không như mong đợi. Chúc các bạn thành công!




-----------------------------------------------------------------------------





Cú cu-lê là lúc bi cái chạm đến bi chạm dừng lại trong phút chốc rồi đi theo đường giống bi chạm. Để thực hiện quả này thì các bạn thọc vào trên tâm của bi cái. Quả thọc này cũng khá dễ nhưng bạn đừng thọc xa tâm bi quá dễ bị trượt.







Để bi cái đi tiếp về phía trước sau khi chạm bi chạm, thì bạn phải thọc xoáy tiến cũng giống khi muốn bi quay lại phía sau thì cần bi xoáy lùi, cũng giống như….muốn bi đi tiếp càng xa thì lực đánh mạnh và tốc độ đánh vào bi phải càng cao.







Khoảng cách lớn nhất để thọc bóng là cách tâm bi 1,5 lần đường kính đầu gậy. Nếu khoảng cách xa hơn sẽ dễ bị trượt(như hình vẽ). Hãy thử thọc bi ở các tốc độ khác nhau và xem sự khác biệt. Từ đó bạn sẽ biết phải thọc bất kỳ quả nào bạn muốn. 





Thủ thuật chơi bi-a(phần 3): Cú cu-lê




Thủ thuật chơi bi-a(phần 4): Cú đề lùi




Đề lùi là khi bi cái chạm vào bi chạm ngừng một lúc sau đó bị đẩy ngược lại một khoảng nào đấy. Đây là cú thọc khó hơn cú cu lê. Các cơ thủ thường thọc quả này bằng cách thọc dưới tâm của bi cái như hình hướng dẫn.Nó khó vì đánh vào dưới tâm bi cái thường làm bi đi sai hướng hoặc bị trượt.







Để bi cái quay lại phía của mình, thì phải làm cho bi xoáy. Để làm được điều ấy thì bạn cần đánh vào dưới tâm cầu và đánh mạnh hơn so với cú thọc để bi xoáy tiến. Nếu bi cái và bi chạm xa nhau thì bạn phải tăng lực đánh vào bi vì ma sát của bàn làm giảm nhẹ lực này đi rất nhiều. Đây là một cú thọc khó không dễ gì thực hiện.



Đối với những cú thọc ở khoảng cách ngắn thì thọc dưới tâm bi cái, bi cái sẽ quay lại. Nhưng tốc độ và lực quyết định đến khoảng cách bi cái quay lại. Lực càng mạnh thì bi càng xoay mạnh khi chạm vào bi chạm.







Bạn đã học cách để cắm bi ở khoảng cách xa ở bài trước, đánh vào dưới tâm bi với lực vừa phải bi sẽ ngừng. Vì vậy, bạn sẽ có một cú đánh mạnh hơn để tạo lực cho bi cũng như tạo ra độ xoáy để bi lùi lại chỗ bạn



Trong trường hợp bi chạm ở càng xa bi cái, bạn đánh vào dưới tâm bi càng thấp để rê bi quay trở lại. Bạn cũng cần phải giữ gậy vừa tầm để thực hiện cú đề lùi. Khoảng cách lớn nhất cách tâm bi cái là cách tâm bi cái 1.5 vòng tròn bán kính đầu gậy. Nếu khoảng cách xa hơn sẽ dễ bị trượt. Có rất nhiều thời gian để luyện tập bạn hãy cố tập thành thục để có thể tự quyết định khoảng cách và lực cần dùng cho một cú thọc bất kỳ.




-------------------------------------------------------------------------------





Thủ thuật chơi bi-a(phần 5): Định vị




Bạn đã có những kiến thức cơ bản về vị trí của bi cái sau khi tiếp xúc với bi chạm và bạn cũng có thể định vị được vị trí bi cái ở vị trí cắm bi. Bạn đã sẵn sàng để biết về những quy tắc đặt bi cái ở một vị trí mong đợi nào đó. Có rất nhiều cách để đặt được bi ở vị trí mong muốn nhưng nói chung có một quy định chung.







Trước hết để có thể định vị tốt bạn cần phải có một cú thọc thẳng chính xác vào bi chạm



Điều khiển tốc độ của bi cái:





Đây là một quy tắc rất quan trọng không thể bỏ qua. Bạn phải học để kiểm soát được tốc độ và lực của cú thọc của mình để đưa bi cái tới vị trí mong muốn. Đối với những cơ thủ mới thường hay thọc rất mạnh và càng về sau họ càng có kinh nghiệm







Trong hình ví dụ tốc độ rất quan trọng, các cơ thủ phải xác định làm sao để đưa được bi cái vào vùng màu xám. Nếu đánh quá nhẹ thì bi cái sẽ di chuyển tới vị trí A đằng sau quả 10 và đánh quá mạnh thì bi cái sẽ di chuyển tới vị trí B đằng sau quả 11, còn mạnh hơn nữa thì bi cái sẽ đến vị trí C và vị trí này ự tiếp điểm giữa bi cái với bi 8 là quá nhỏ cú thọc này cực kỳ khó.





Nhớ kỹ một vài yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ của bi cái:



- Loại thảm bọc bàn, bề mặt thảm sâu thì ma sát càng nhiều tốc độ giảm, còn bề mặt thảm nhẵn thì ma sát ít tốc độ sẽ tăng. Nếu sử dụng một cú thọc tốc độ như nhau dưới hai bàn được bọc hai loại thảm khác nhau bạn sẽ thấy vị trí bi cái trên bàn là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bạn phải nhớ điều chỉnh cú thọc sao cho phù hợp với từng điều kiện.



- Điều kiện của băng. Băng mới thì trơn thẳng vì vậy bi sẽ đi thẳng đường băng còn nếu băng cũ thì sần sùi không phẳng nếu bi gặp băng sẽ chỉ di chuyển một khoảng cách ngắn, vì vậy tuỳ theo băng mà bạn điều chỉnh cú thọc cho phù hợp.



- Điều kiện của bi. Cùng loại bi nhưng bi cũ ít bon hơn và di chuyển được khoảng ngắn hơn bi mới.



- Cú cu-lê và đề lùi. Thọc xoáy tiến sẽ làm bi cái di chuyển xa vì bi cái có động lượng. Sử dụng cùng một cú thọc thì quả xoáy lùi bi sẽ di chuyển được ít hơn quả xoáy tiến.



- Bàn sạch và bàn bẩn. Bàn bẩn thường có nhiều bụi, và là bàn ít được sử dụng nên có rất nhiều ma sát với những loại bàn này thì bi di chuyển trong khoảng cách ngắn. Hạn chế những ảnh hưởng hãy lau bàn sạch sẽ trước khi chơi




----------------------------------------------------------------------------------





Thủ thuật chơi bi-a(phần 6): Chọn đường đi tự nhiên của bi cái






Từ “đường đi tự nhiên” tức là bi cái bị đánh vào trọng tâm(cú thọc thông dụng nhất), bi cái sẽ đi theo đường tự nhiên. Có thể bạn sẽ hỏi tại sao nó lại quan trọng. Lý do chính mà hầu hết các cơ thủ thường chọn đường đi tự nhiên của bi cái là vì đây là cách dễ dàng để xác định được bi sẽ đi theo hướng nào.








Như các bạn biết thì khi đánh vào bi chạm bằng quả thọc chính tâm ở một góc nào đấy với lực đánh vừa phải thì bi cái sẽ di chuyển vuông góc với bi chạm. Theo đường tự nhiên thì biết chính xác vị trí của bi cái sau khi nó bị đập vào băng.







Nếu đánh vào bi cái ở trên tâm bi hay dưới tâm bi hoặc một cú để phê có rất nhiều vị trí khác nhau để bạn thọc bi cái…. Ví dụ nếu bạn đánh vào bi cái bằng cú để phê trái(phê nghịch) bạn có thể đánh vào bi cách tâm bi một nửa hoặc một mũi gậy. Như vậy bạn có thể thấy rằng có rất nhiều vị trí để đặt cú để phê nghịch và từ đó có thể thấy rất nhiều đường đi của bi cái sau khi nó chạm bi chạm và cũng rất khó đoán sau khi bi cái chạm băng nó sẽ di chuyển lệch bao nhiêu độ.







Hình ví dụ trên chỉ cho bạn thấy đường đi tự nhiên của bi cái(đường ngắt quãng màu đen) và cả đường đi của bi cái có thể đi nếu thọc cú phê nghịch(đường ngắt quãng màu trắng) và cũng có thể đường đi của bi cái bị thọc xoáy tiến sẽ bị lệch sau khi chạm băng(đường màu xám). Bạn có thể thấy rằng với những cú thọc vào tâm bi bạn sẽ biết đích xác đường đi của bi cái, điều duy nhất bạn phải quan tâm là điều khiển lực để định vị bi cái dừng ở vị trí mong muốn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét